Hướng dẫn từng bước cách treo rèm cửa

Treo rèm cửa là một trong những công việc mà chủ nhà có thể tự thực hiện để cải thiện nội thất ngôi nhà của mình, việc này có thể mang màu sắc và phong cách theo sở thích của bạn vào bất kỳ không gian nội thất nào. Đây là nhiệm vụ đơn giản nếu như bạn tìm hiểu kỹ các công cụ và phương pháp phù hợp trước khi thực hiện.

Rèm cửa là gì?

Rèm cửa là vật dụng che cửa sổ để cản sáng, chắn nắng và trang trí. Bạn có thể treo rèm từ thanh rèm được lắp ở vị trí phù hợp (thường là phía trên của khung cửa sổ). Rèm cửa được phân loại theo phong cách như rèm cuốn trơn, rèm La Mã, rèm hoạ tiết… hoặc phân loại theo chất liệu làm rèm như vải, gỗ, tre, nhôm, nhựa…

Công năng chính của rèm cửa là cản sáng, chắn nắng. Vì vậy, để có độ che phủ đầy đủ, không để ánh sáng lọt qua khe giữa rèm và khung cửa sổ thì rèm nên được kéo dài qua mỗi bên của cửa sổ. Ngoài ra rèm cửa còn là một vật dụng trang trí tuyệt vời cho nội thất căn phòng của bạn. Cũng giống như các vật dụng, chi tiết khác trong căn phòng như bàn uống nước, tủ, kệ tivi… một chiếc rèm cửa phù hợp sẽ góp phần tạo ra những rung cảm khác nhau.

Xem thêm: Cách trang trí nội thất bằng đồ dùng bằng gỗ

4 lời khuyên khi treo rèm

Hãy biến việc treo rèm cửa trở thành công việc đơn giản bằng cách tìm hiểu, lập kế hoạch các công việc quạn trọng trước khi thực hiện. Dưới đây là 4 mẹo nhỏ giúp bạn có được chiếc rèm cửa đúng như mong muốn.

1. Xem xét, lựa chọn đúng độ mờ vật liệu của rèm cửa.

Trước hết hãy trả lời câu hỏi “Bạn muốn che toàn bộ hay chỉ che một phần ánh sáng bên ngoài chiếu vào phòng?”. Kể cả khi bạn muốn rèm cửa của mình lúc thì che toàn bộ, lúc thì che một phần ánh sáng thì một chiếc rèm 2 lớp hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu này. Điều quan trọng là hãy lựa chọn đúng chất liệu để rèm cửa hoàn thành tốt công năng chính là cản sáng, chắn nắng đúng như mong muốn của bạn.

2. Xác định vị trí đặt thanh đỡ một cách cẩn thận.

Lắp đặt rèm cửa không khó, nhưng với những ngôi nhà thông thường thì vài năm mới thay rèm một lần, vì vậy không phải chủ nhà nào cũng thành thạo việc lắp đặt rèm cửa khi họ muốn tự tay thực hiện công việc này. Trong những viêc phải làm thì xác định vị trí đặt thanh là một việc rất quan trọng và có thể là khía cạnh thử thách nhất đối với những người không chuyên. Bạn cần đặt thanh ngang, dây dọi ở vị trí có độ cao thích hợp để rèm cao hơn khung cửa sổ. Một số thiết kế rèm khác nhau cũng cần có chiều cao phù hợp khác nhau của vị trí đặt thanh đỡ. Việc bị sai lệch dù chỉ 1cm cũng có thể tạo ra các khoảng trống không mong muốn khiến ánh sáng tràn vào vị trí phía trên của rèm cửa.

3. Đảm bảo rèm cửa của bạn có đủ kích thước

Mặc dù có nhiều phong cách cũng như chất liệu khác nhau, nhưng về cơ bản rèm cửa phải luôn đảm bảo chiều dài và chiều rộng đủ che mọi phía của cửa sổ của bạn. Hãy nhớ rằng rèm cửa luôn có độ “sun” nhất định khi bạn kéo hết cỡ, vì vậy hãy đảm bảo rèm cửa cửa bạn có kích thước rộng hơn kích thước mà bạn đo một cách hợp lý. Những rèm dài ở vị trí như cửa đi lại, cửa sổ có kích thước lớn gần sát mặt sàn… cũng cần có kích thước vượt quá vị trí cần che chắn nhưng không được kéo trên sàn. Việc mua rèm cửa quá hẹp hoặc quá ngắn sẽ không đảm bảo được việc cản sáng và không đảm bảo được tính thẩm mỹ, nếu như bạn phải mua rèm thay thế sẽ dẫn đến sự lãng phí

4. Bạn có ý định lắp rèm phong cách La Mã? Hãy tính toán kích thước, độ phủ bóng thật chính xác.

“Rèm La Mã” là loại rèm mang lại sự thanh lịch, trang nhã và cuốn hút cho không gian trong căn phòng của bạn. Chúng có tính chất gọn gàng, tối giản nhưng vẫn đẹp mắt và linh hoạt nhờ hệ thống hệ thống điều khiển bằng ròng rọc. Không giống như rèm truyền thống, rèm cửa La Mã được cắt để vừa với kích thước chính xác khung cửa của bạn. Việc tính toán màu sắc, hoạ tiết, thậm chí là cả nếp gấp khi rèm nâng lên-hạ xuống cũng cần tính toán kỹ càng để chiếc rèm cửa La Mã của bạn đạt được những hiệu quả tốt nhất. Hãy luôn tâm niệm rằng cái gì càng đơn giản thì càng phải cẩn thận, đừng biến vị trí rèm cửa La Mã trở thành vị trí lạc lõng, xấu xí, không ăn nhập với không gian trong căn phòng của bạn.

Treo rèm cửa đúng cách

Nếu như bạn chưa thông thạo việc lắp rèm, hãy làm theo các bước đơn giản dưới đây để loại bỏ một số lỗi thường gặp.

1. Đo kích thước cửa của bạn.

Bạn phải biết chính xác số đo các cửa của mình để có chiều dài và chiều rộng phù hợp cho tấm rèm cửa của mình. Bạn có thể tận dụng những vật liệu phù hợp đang có để tự làm rèm cửa hoặc tìm mua những chiếc rèm làm sẵn mà bạn ưng ý nhưng cần đảm bảo về mặt thẩm mỹ, phù hợp với chiều cao của trần nhà trong phòng. Nếu rèm cửa quá nhỏ hoặc quá ngắn sẽ làm cho trần nhà có vẻ thấp hơn so với chiều cao thực tế. Rèm cửa quá dài chạm cả vào sàn sẽ bám bụi và mảnh vụn, về lâu dài phía dưới chiếc rèm cửa của bạn sẽ trông giống như một chiếc giẻ lau.

2. Quyết định vị trí để lắp giá đỡ thanh hợp lý.

Mỗi một loại rèm cửa sẽ có cách lắp đặt giá đỡ thanh khác nhau, có loại thì các giá đỡ thanh sẽ được bắt vào tường, có loại thì nằm trong khung cửa… Cho dù bạn định lắp rèm cửa loại gì đi chăng nữa thì hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ về nó để tìm được vị trí lắp giá đỡ thanh hợp lý. Sau đó, một điều cực kỳ quan trọng là hãy đảm bảo an toàn sau khi rèm cửa được lắp đặt xong. Giá đỡ thanh thì là bộ phận chịu toàn bộ sức nặng của hệ thống rèm, hãy lựa chọn những vị trí cứng cáp nhất có thể để lắp đặt giá đỡ thanh, nếu bạn cảm thấy nó vẫn không được chắc chắn, dễ bị bong ra trong quá trình sử dụng thì hay gia cố thêm cho nó.

3. Đánh dấu các vị trí cần khoan

Hãy sử dụng bất kỳ vật dụng cần thiết nào như thước dây, thước kẻ, bút chì… để đánh dấu trước khi bạn thực hiện bất kỳ công việc khoan nào. Thậm chí bạn có thể dùng bút hoặc phấn để vẽ mẫu lên bức tường, nhưng phải lưu ý là những nét vẽ này sẽ tẩy rửa được khi bạn không cần đến nó nữa. Việc này sẽ giúp bạn có một cái nhìn trực quan trước khi khoan, bạn sẽ dễ dàng treo thanh rèm ở độ cao chính xác và độ cân bằng đúng như bạn mong muốn. Việc đánh dấu các vị trí khoan không chính xác sẽ dẫn đến nhiều lỗ khoan mà bạn phải sửa chữa và sơn lại. Và có một thực tế là các vị trí đánh dấu sai thường rất gần với vị trí đúng, việc khoan 2 lỗ ở ngay sát nhau cũng ảnh hưởng xấu đến độ chắc chắn của giá đỡ thanh nếu như bạn có cách cách xử lý hiệu quả.

4. Khoan lỗ cho giá đỡ thanh

Sử dụng mũi khoan có kích cỡ nhỏ hơn một chút so với vít nở. Điều này khá đơn giản bởi vì thông thường mỗi bộ vít nở sẽ có mũi khoan có kích thước phù hợp luôn, bạn chỉ cần chọn mũi khoan đúng kích cỡ và khoan, sau đó đóng nở vào là ổn. Tuy nhiên, nếu như bề mặt mà bạn khoan quá mềm thì bạn nên cân nhắc việc dùng mũi khoan nhỏ hơn bình thường để đảm bảo được sự chắc chắn hơn. Hãy khoan thật chính xác và vuông góc với bề mặt. Trước khi khoan hãy dùng vật dụng nào đó ngăn bụi rơi xuống sàn nhà của bạn để tiết kiệm thời gian dọn dẹp sau khi công việc lắp rèm cửa hoàn tất.