Vào ngày 04/04/2022, trên website chính thức của mình, Công ty Cổ phần Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) đã đăng một thông báo liên quan đến việc loại mã chứng khoán VIC ra khỏi danh mục cho vay ký quỹ với nội dung cụ thể như sau:
Kính gửi: Quý Khách hàng!
Công ty Cổ phần chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Khách Hàng trong thời gian qua.
Guotai Junan (Việt Nam) thông báo về việc loại mã CK ra khỏi danh mục cho vay ký quỹ, cụ thể như sau:
STT | Mã CK | Tên doanh nghiệp |
1 | VIC | CTCP Tập đoàn Vingroup |
Thời gian áp dụng: Kể từ ngày 05/04/2022 cho đến khi có thông báo mới.
Để biết thêm chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chuyên viên chăm sóc, đến các điểm cung cấp dịch vụ chứng khoán của Guotai Junan (Việt Nam) hoặc gọi đến tổng đài dịch vụ 1900.545461 để được hỗ trợ.
Trân trọng!
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Đầu tư Việt Nam thành lập vào ngày 28/08/2007. Các bạn có thể truy cập website chính thức của CTy này tại https://gtjai.com.vn/ để tìm hiểu thêm thông tin)
Trước đó, vào ngày 14/02/2022, cổ phiếu VIC cũng bị Công ty chứng khoán Techcombank (TCBS) cho vào danh mục dừng cho vay mới với lí do “Kết quả kinh doanh năm 2021 thua lỗ không đủ điều kiện vào danh mục giao dịch ký quỹ tại TCBS”.
Xem thêm: Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt
Những thông tin trên đang làm các anh em “buôn chứng” xôn xao trong thời gian gần đây. Thậm chí còn có một số thông tin lá cải ăn theo kiểu như: “Bác Vượng sắp đi theo Trịnh Văn Quyết”, “Vingroup sắp nhận thánh chỉ”, “Sau chủ tịch của FLC và Tân Hoàng Minh sẽ đến lượt chủ tịch của Vingroup”…
Với hiểu biết nông cạn của mình, Lê Lâm Design cho rằng việc VIC bị cấm vay ký quỹ trong thời điểm này là việc hết sức bình thường. Điều này, một phần nào đó cho thấy rằng những con số trong báo cáo tài chính của Vingroup năm 2021 sau kiểm toán là những con số chính xác, minh bạch và rất đáng tin cậy. Không như một số đơn vị nào đó luôn tìm cách nâng ảo giá trị cổ phiếu của mình hoặc cầm tiền của nhà đầu tư đi tiêu vào việc gì đó mà không ai biết được.
Vì sao lợi nhuận của Tập đoàn Vingroup lại là con số âm trong BCTC năm 2021? Không cần phải tìm hiểu sâu xa, chỉ cần nhìn lại một số vấn đề mà ai cũng biết, bạn sẽ thấy rằng Vingroup tạm thời thua lỗ là hiển nhiên. Điều quan trọng là bạn hãy nhận ra rằng Vingroup đang “làm ăn” trung thực, không lừa dối các nhà đầu tư. Các bạn hãy tiếp tục ủng hộ những dự án mà Vingroup đã làm, đang làm và sẽ làm. Thực tế đã chứng minh rằng những dự án này góp phần nâng tầm đời sống xã hội, thương hiệu quốc gia của Viêt Nam lên cao hơn rất nhiều.
- Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động của tất cả mọi lĩnh vực đều chịu tác động tiêu cực.
- Có rất nhiều những siêu dự án BĐS mà Vingroup đang triển khai chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Nhân công không thể đi làm, vật liệu không thể vận chuyển… khiến cho tiến độ bị chậm so với tính toán ban đầu.
- Giá sắt thép tăng phi mã trong thời gian này khiến cho chi phí xây dựng tăng vọt so với dự toán. Các dự án BĐS của Vingroup đều là những dự án cực lớn vậy mà có những thời điểm giá sắt thép tăng lên xấp xỉ 2 lần. Bất chấp điều đó, Vingroup vẫn luôn cố gắng triển khai các dự án của mình một cách bình thường, ngoại trừ một số thời điểm bắt buộc phải tạm dừng thi công theo quy định chung của nhà nước để phòng chống dịch Covid-19. Các bạn hãy tự hình dung chi phí bị đội lên chỉ để mua thép đổ bê tông cho các dự án BĐS của Vingroup trong năm 2021 là một con số lớn thế nào.
- Trong đại dịch Covid-19, Vingroup là đơn vị đi đầu trong việc làm từ thiện, tài trợ chính phủ phòng chống dịch. Ngoài việc hỗ trợ bằng tiền, Vingroup còn trực tiếp xây dựng và đưa vào hoạt động các dây chuyền sản xuất các thiết bị phục vụ cho việc phòng, chống, điều trị Covid-19. Hầu hết các thiết bị này được Vingroup sử dụng vào việc từ thiện, tài trợ chứ chưa đưa vào hoạt động kinh doanh sinh lời. Ước tính số tiền mà Vingroup đã bỏ ra để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 dao dộng trong khoảng 6 đến 10 nghìn tỷ đồng.
- Ngoài BĐS, năm 2021 cũng là năm mà Vingroup rục rịch đầu tư vào một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và khó nhằn là ô tô điện. Sau sự kiện nhà máy Vinfast tại Hải Phòng chính thức hoạt động mà ra lò những chiếc xe xăng đầu tiên trong thời gian ngắn không tưởng, tốn rất nhiều giấy mực của các nhà báo trong nước và cả quốc tế. Cũng chỉ trong một thời gian ngắn mà chúng ta chưa thể đánh giá hoạt động kinh doanh xe xăng của Vinfast thành công hay thất bại thì cuối năm 2021 có xuất hiện một số thông tin không chính thức rằng Vinfast sẽ dừng sản xuất xe xăng, tập trung 100% sản xuất xe điện. Và đầu năm 2022, Vinfast chính thức xác nhận những thông tin trên là đúng sự thật. Việc chuyển dịch này gây ra nhiều ý kiến trái chiều và chắc chắn sẽ ngốn một khoản chi phí không nhỏ của Vingroup. Là người Việt Nam, chúng tôi rất mong muốn việc chuyển dịch toàn bộ sang sản xuất xe điện của Vinfast sẽ gặt hái thành công trong tương lai nhưng thực tế như nào thì chúng ta vẫn phải chờ đợi.
- Ngoài ra, trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, Vingroup còn đầu tư xây dựng đường đua F1 đạt tiêu chuẩn cao nhất nhằm phục vụ cho chặng đua F1 số 1 thế giới đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch, chặng đua này đã bị huỷ bỏ. Mặc dù chắc chắn số tiền thu về sẽ không thể bù đắp cho kinh phí mà Vingroup đã bỏ ra cho dự án này, nhưng nếu chặng đua đó được tổ chức thành công thì uy tín và thương hiệu của Vingroup cũng như của Việt Nam sẽ tăng cao rất nhiều.
Với những thông tin trên, Lê Lâm Design chắc chắn rằng Vingroup sẽ không thể rơi vào tình trạng của 2 tập đoàn có người đứng đầu đang gặp những rắc rối về pháp luật là FLC và Tân Hoàng Minh ngay trước khi VIC bị cấm vay ký quỹ vài ngày. Việc Vingroup báo lỗ trong năm 2021 là điều đương nhiên và đáng hoan nghênh vì đây là báo cáo có độ tin tưởng cao dựa vào tình hình thực tế. Uỷ ban chứng khoán quốc gia và các công ty như Guotai Junan Việt Nam đều có những quy định riêng nên việc cổ phiếu có mã VIC của Tập đoàn Vingroup bị đưa vào danh sách cấm vay ký quỹ cũng là điều bình thường. Tuy nhiên việc này chỉ là tạm thời, trong thời gian ngắn sắp tới, khi những tác động của Covid-19 giảm dần mọi thứ sẽ đi vào quỹ đạo như trước. Vinhomes của Vingroup vẫn sẽ là lá cờ đầu trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam, việc VIC “xanh” hay “đỏ” sẽ phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của Vinfast. Chúc Vinfast sẽ gặt hái thành công trong quyết định chuyển dịch toàn bộ sang sản xuất xe điện.